Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng thường hay gặp nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thị lực nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi nắm những thông tin cơ bản về dấu hiệu sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, từ đó giúp bạn có thể bảo vệ thị lực được tốt hơn. Sau đây mời các bạn hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường nhé !
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng võng mạc đái tháo đường
Khi người mắc tiểu đường không kiểm soát lượng đường trong máu tốt sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường thường tăng theo thời gian bị tiểu đường cùng với đó là mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh võng mạc đái tháo đường dễ xuất hiện nếu người bị tiểu đường kết hợp với những vấn đề như: thai nghén, cao huyết áp, bệnh lý thận, thiếu máu, tăng lipid máu, béo phì hay hút thuốc lá.
Người bị đái tháo đường và kiểm soát lượng đường máu kém càng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh võng mạc đái tháo đường. Nguy cơ lớn hơn nếu có kèm các bệnh như: tăng huyết áp (đặc biệt có biến chứng thận), cholesterol máu cao hoặc phụ nữ đang mang thai bị bệnh đái tháo đường...
Nguyên nhân chính của bệnh võng mạc đái tháo đường là do có quá nhiều đường trong máu làm hỏng những mạch máu nhỏ (mao mach) đi nuôi dưỡng võng mạc. Các mao mạch dãn ra để cho máu, các chất dịch, mỡ… luôn thấm qua thành mao mạch và làm cho võng mạc bị phù. Nếu vùng phù này ở hoàng điểm sẽ khiến cho mắt nhìn mờ.
Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng làm giảm tốc độ của hồng cầu, tăng khả năng kết tụ của tiểu cầu và tăng độ quánh của máu… do đó làm cho các mao mạch bị tắc, gây ra thiếu máu võng mạc cục bộ. Võng mạc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sinh ra những mạch máu mới, bất thường còn gọi là tân mạch, có thể bị vỡ và gây chảy máu trong mắt.
Bệnh võng mạc tiểu đường do không kiểm soát được lượng đường trong máu(Nguồn internet)
2. Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc tiểu đường thường chia hai giai đoạn: giai đoạn không tăng sinh & giai đoạn tăng sinh.
2 .1 Võng mạc tiểu đường không tăng sinh :
Ở giai đoạn này sẽ có những thay đổi vi mạch xảy ra như vi phình mạch, xuất huyết võng mạc, xuất tiết lipid và xuất tiết bông, chuỗi hạt tĩnh mạch. Ở giai đoạn bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh, người bệnh thường không có triệu chứng, cũng không gây đau, chỉ phát hiện thông qua việc khám và kiểm tra mắt. Thị lực bệnh nhân bị ảnh hưởng khi bệnh tiến triển, thị lực giảm nhiều nếu có vấn đề phù hoàng điểm.
Triệu chứng của phù hoàng điểm sẽ là gặp vấn đề khi đọc, nhận biết hình ảnh trung tâm của thị lực, nhìn thấy những điểm tối ở ngay giữa mắt.
2.2 Võng mạc tiểu đường tăng sinh:
Ở giai đoạn này, đặc trưng bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh sẽ xuất hiện các tân mạch ở vùng võng mạc, đĩa thị, xơ mạch võng mạc,dịch kính, có thể có tân mạch mống mắt. Bệnh võng mạc tăng sinh có thể phát triển mà không gây ra triệu chứng gì. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là đi khám kiểm tra sàng lọc võng mạc thường xuyên. Các triệu chứng có thể xảy ra do việc xuất huyết hoặc bong võng mạc, bao gồm:
Xuất hiện đột ngột những hình nổi (dạng chấm, dạng vết hay dạng dải) trong tầm nhìn của mắt. Nhìn hình sẽ bị méo và mất thị lực dần
Võng mạc tiểu đường tăng sinh (nguồn internet)
3. Cách phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường
Luôn kiểm soát đường huyết thật tốt: Võng mạc đái tháo đường là hậu quả của tình trạng đường huyết cao kéo dài. Do vậy, việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp hạn chế biến chứng lên vùng võng mạc. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần phải tuân thủ chế độ điều trị đái tháo đường và luôn tái khám thường xuyên với bác sĩ nội tiết.
Luôn kiểm soát đường huyết thật tốt (Nguồn internet)
Điều trị các bệnh lý đi kèm theo: như tăng huyết áp, suy thận, thiếu máu, rối loạn mỡ máu… Kiểm tra đường huyết định kỳ lúc mang thai.
Ngưng sử dụng thuốc lá, tăng cường kiểm soát cân nặng, gia tăng tập thể dục thể thao đều đặn(tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần).
Tăng cường thể dục thể thao để hạn chế bệnh võng mạc đái tháo đường (nguồn internet)
Khám kiểm tra đáy mắt thường xuyên để phát hiện sớm bệnh lý này, nếu phát hiện có bất thường ở mắt như mờ mắt thì cần phải khám mắt ngay.
Nếu đã mắc võng mạc đái tháo đường thì cần luôn tuân thủ chế độ điều trị và lịch tái khám với bác sĩ nhãn khoa.
Võng mạc đái tháo đường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người bệnh, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày . Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của võng mạc đái tháo đường thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó khi ra ngoài nắng người bệnh nên đeo kính râm chống tia cực tím nhằm hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho mình những cặp kính râm phù hợp cho mình nhé!
Biến chứng mắt, đặc biệt các bệnh lý võng mạc là nguyên nhân chính gây mù lòa cho những người bị đái tháo đường lâu năm. Điều nguy hiểm là các biến chứng võng mạc mắt thường rất ít có dấu hiệu để bệnh nhân cảm nhận, và khi có rối loạn thị giác thì đã muộn. Tùy theo tổn thương và giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những phương pháp khác nhau như: dùng tia laser; phẫu thuật và điều trị bằng thuốc.
Thường xuyên khám mắt và điều trị sớm nếu có dấu hiệu võng mạc đái tháo đường (nguồn internet)
Trên đây Paris Miki đã chia sẻ về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường tới các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích của những vấn đề liên quan đến mắt nhằm chăm sóc và giữ gìn sức khỏe đôi mắt được tốt hơn.