Tật khúc xạ là gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh
Khi xã hội càng phát triển, các thiết bị công nghệ càng trở nên phổ biến thì tật khúc xạ xảy ra ở mắt xuất hiện ngày càng nhiều. Những tật khúc xạ ấy ảnh hưởng nhiều đến các thành phần quang học của mắt như giác mạc, thể thủy tinh làm cho ánh sáng đi qua không hội tụ đúng trên võng mạc, làm mắt nhìn vật không được rõ nét, bị nhòe đi. Vậy tật khúc xạ là gì? Hãy cùng Paris Miki theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tật khúc xạ và biết được nguyên nhân và cách phòng tránh để bảo vệ cho đôi mắt của bạn một cách toàn diện nhất nhé!
1. Thế nào là tật khúc xạ?
“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, đôi mắt là bộ phận vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Vì thế, chúng ta cần chăm sóc sức khỏe đôi mắt mỗi ngày để không bị mắc các tật khúc xạ về mắt. Khi quan tâm đến đôi mắt nhiều hơn, chúng ta cũng nên tìm hiểu những tật khúc xạ phổ biến về mắt.
Vậy tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh của vật, làm mờ tầm nhìn (nguồn internet)
Tật khúc xạ là hiện tượng mất tương hợp giữa chiều dài trục nhãn cầu và tiêu cự hội tụ ảnh. Nó xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh của vật, làm mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.Tật khúc xạ là rối loạn thị giác hay gặp nhất, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực trên thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị. Con số này đang tiếp tục tăng lên rất nhiều. Vì thế, việc nắm rõ các tật về mắt cũng như biết cách phòng chống, vệ sinh mắt mỗi ngày cũng là những phương pháp hữu ích nhất để bảo vệ một đôi mắt khỏe mạnh.
2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ
Để biết về tật khúc xạ có nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của mắt, người bệnh cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tật khúc xạ. Chúng ta thường hay có thói quen để mắt làm việc quá nhiều, việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên tật khúc xạ ở mắt. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hay có thói quen sinh hoạt không đúng cách, tư thế ngồi học không đúng cách, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe đôi mắt ngày càng xuống dốc.
Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo như máy tính, laptop, ipad, smartphone… sẽ ảnh hưởng đến mắt rất nhiều. Bởi nguồn ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, bên cạnh đó còn làm cho mắt bị áp lực khiến mắt mệt mỏi.
Tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo ở các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây nên tật khúc xạ ở mắt (nguồn internet)
3. Biểu hiện của tật khúc xạ
Các tật khúc xạ thường có những biểu hiện khá phức tạp, tùy thuộc vào những tật về mắt khác nhau. Tuy nhiên, mờ mắt và không thấy rõ vật là biểu hiện phổ biến nhất. Ngoài ra còn có những triệu chứng thường gặp khác như:
- Không nhìn rõ mọi vật xung quanh.
- Hay nheo mắt lại hoặc mở to mắt ra để nhìn rõ hình ảnh.
- Có cảm giác nhức đầu.
- Mỏi mắt, khô mắt.
- Nhìn đôi.
Các tật khúc xạ thường có những biểu hiện khá phức tạp, tùy thuộc vào những tật về mắt khác nhau (nguồn internet)
Để bảo vệ đôi mắt của mình một cách toàn diện nhất, điều quan trọng bạn nên làm là phải “trang bị” cho đôi mắt của bạn một chiếc gọng kính phù hợp. Hãy nhấn vào link https://www.paris-miki.vn/gong-kinh của Paris Miki để lựa chọn cho mình một chiếc kính mắt chất lượng nhất nhé!
4. Các loại tật khúc xạ của mắt thường gặp
Khi đã quan tâm và tìm hiểu về tật khúc xạ, chúng ta cần đi sâu để phân biệt các loại khúc xạ khác nhau để có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, các bệnh về mắt thường xảy ra rất nhiều bao gồm những tật khúc xạ phổ biến. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn nhé!
4.1. Cận thị
Cận thị là một loại tật về mắt xảy ra phổ biến nhất. Khi bị cận thị, người bệnh có thể nhìn thấy rõ các sự vật ở gần (khi đọc sách hay làm việc trên máy vi tính) nhưng lại khó nhìn thấy các vật ở xa. Tật cận thị xảy ra khi mắt không thể tập trung các tia sáng một cách chính xác trên phần thấy của mắt (võng mạc). Ngoài ra, cận thị còn có thể gây bong, rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Trẻ em là đối tượng dễ mắc tật cận thị cao vì có thói quen sinh hoạt cũng như quá trình sử dụng thiết bị điện tử không phù hợp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và làm cho thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta trở nên khó khăn hơn.
Tật cận thị xảy ra khi mắt không thể tập trung các tia sáng một cách chính xác trên phần thấy của mắt (nguồn internet)
4.2. Viễn thị
Viễn thị là tật khúc xạ xảy ra nhiều nhất ở tuổi 50 trở lên. Đây là tình trạng ngược lại với tật cận thị, người bệnh có thể nhìn thấy sự vật ở xa nhưng thị lực gần lại kém. Khi đó, mắt không thể tập trung tia sáng một cách chính xác lên phần nhìn của mắt (võng mạc). Viễn thị ảnh hưởng đến thị lực rất khác nhau tùy theo yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của người bệnh, tình trạng quy tụ và điều tiết…Nếu không điều trị sớm có thể gây nên biến chứng như: lác, nhược thị và làm giảm chức năng thị giác, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh.
Viễn thị là tình trạng ngược lại với tật cận thị, người bệnh có thể nhìn thấy sự vật ở xa nhưng thị lực gần lại kém (nguồn internet)
4.3. Loạn thị
Loạn thị cũng là tật khúc xạ xảy ra rất phổ biến. Đây là tình trạng mà ở đó giác mạc bị cong bất thường làm cho móp méo thị lực. Bình thường giác mạc có hình dạng giống như hình cầu nhưng đối với những người bị loạn thị, giác mạc có hình oval, gây nhiều vấn đề trong việc tập trung ánh sáng đi vào trong mắt. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách, xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị.
Loạn thị là tình trạng mà ở đó giác mạc bị cong bất thường làm cho móp méo thị lực (nguồn internet)
4.4. Nhược thị
Nhược thị (còn gọi là mắt lười) là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt, gây giảm thị lực và thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1-4%, xảy ra do một sự trở ngại nào đó trong quá trình phát triển thị lực trong suốt thời thơ ấu. Đa số các trường hợp nhược thị đi kèm theo lác.
4.5. Song thị
Song thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt, khi che mắt mắc tật song thị đi, mắt kia vẫn nhìn bình thường hay có thể hiểu là nhìn thấy hai hình ảnh của vật thay vì một.
4.6. Lão thị
Là tình trạng mắt nhìn thấy rõ vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần. Đây là tật khúc xạ có dấu hiệu giống với viễn thị nhưng nguyên nhân là do lão hóa mắt, thủy tinh thể không thể điều tiết được.
Lão thị là tình trạng mắt nhìn thấy rõ vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần (nguồn internet)
5. Phương pháp điều trị tật khúc xạ phổ biến hiện nay
Hiện nay, các tật khúc xạ xảy ra rất phổ biến ở mọi lứa tuổi song vẫn có những phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người áp dụng để điều trị tật khúc xạ một cách dễ dàng như chỉnh tật khúc xạ bằng kính gọng và kính tiếp xúc, kính tiếp xúc có thấm khí (Orthokeratology), bằng phương pháp phẫu thuật và những bài tập đơn giản cho mắt nhằm giảm điều tiết trong cận thị giả và một số phương pháp dùng thuốc hỗ trợ.
Phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người áp dụng để điều trị tật khúc xạ một cách dễ dàng (nguồn internet)
6. Cách phòng chống tật khúc xạ
Trẻ em luôn là lứa tuổi đáng quan tâm nhất để tránh ảnh hưởng các tật về mắt. Vậy ở trẻ cần có cách phòng chống như thế nào cho hiệu quả? Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, trẻ cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Trong quá trình học tập như đọc sách hoặc làm công việc khác đòi hỏi phải nhìn gần và tập chung cao thì cứ sau 45 phút cần cho mắt nghỉ ngơi. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn ra xa khoảng 6m. Lúc nào đọc sách luôn để khoảng cách giữa sách và mắt có phạm vi phù hợp nhất.
Ngoài ra, cần đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng, góc học tập nên bố trí gần cửa sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen hoặc giấy quá trắng, quá bóng. Tư thế ngồi học phải ngay ngắn, giữ cho lưng thẳng và thư giãn khi đọc sách hoặc dùng máy tính, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Viêc hạn chế tham gia và sử dụng những thiết bị công nghệ là việc nên làm để bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất. Hoặc khi xem tivi phải ngồi cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình. Thay vì sử dụng những thiết bị điện tử thì trẻ có thể lựa chọn việc tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp cho mắt nhìn xa và mắt được thư giãn.
Trẻ cần có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa (nguồn internet)
Không chỉ có quá trình sinh hoạt và học tập diễn ra hợp lý mà chế độ ăn điều độ cũng là một trong những cách phòng chống tật cận thị mà các bậc phụ huynh cần tham khảo. Những bữa ăn hàng ngày cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, bổ sung vitamin A, ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cần phân bổ thời gian đi ngủ ohuf hợp, ngủ đủ từ 8-10 tiếng một ngày; đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.
Đôi mắt luôn được ví như “tài sản” quý báu của mỗi người nên việc bảo vệ và chăm sóc chúng mỗi ngày luôn là điều mà chúng ta nên làm. Để mắt luôn được khỏe mạnh, việc đầu tiên chúng ta nên làm là đừng để cho mắt chịu ảnh hưởng nào từ các tật khúc xạ. Trên đây là những chia sẻ của Paris Miki về các tật khúc xạ của mắt. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp cho bạn có nhiều thông tin hơn về các tật về mắt để từ đó có những phương pháp điều trị, cách phòng chống hiệu quả để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp mỗi ngày.