Sụp mi mắt: Có nên phẫu thuật để xử lý ?
Đối với con người chúng ta thì vùng mắt đóng vai trò quan trọng, đáp ứng các chức năng về thị giác từ đó có sự giao tiếp với thế giới xung quanh, vạn vật thông qua ánh nhìn từ đôi mắt. Đôi mắt còn thể hiện nhiều yếu tố mang tính cảm xúc, thiện cảm và cả tính thẩm mỹ cho toàn bộ gương mặt. Theo đó, nếu bạn không may rơi vào tình trạng sụp mí mắt, vùng mắt sẽ có nhiều khác biệt so với người bình thường, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin trong mỗi người. Sau đây hãy cùng Paris Miki tìm hiểu sụp mi mắt là gì và có nên phẫu thuật để xử lý tình trạng sụp mi mắt không nhé !
1. Sụp mi mắt là gì
Sụp mí là tình trạng bệnh lý mi mắt bẩm sinh hay mắc phải và xuất hiện ở những người lớn tuổi, biểu hiện bởi sự sa trễ của mi trên xuống thấp hơn vị trí vốn có của nó so với giác mạc. Bình thường mi trên chỉ che phủ từ khoảng 1 – 2mm cực trên của giác mạc. Khi mi trên sa trễ che phủ giác mạc nhiều hơn mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng thị giác và thẩm mỹ của người bệnh. Sụp mí có thể có các mức độ khác nhau từ 1 bên hoặc 2 bên, cân xứng hoặc không cân xứng.
Nếu các nếp da mi mắt trên rủ xuống quá bờ mi thì tầm nhìn có thể bị suy giảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sụp mi mắt có thể làm giảm đáng kể tầm nhìn dựa vào mức độ cản trở đồng tử mắt. Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng này có thể sẽ tự hết hoặc phải cần tới bác sĩ điều trị.
Mắt bị sụp mi. (Nguồn internet)
2. Những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng sụp mi mắt?
2.1 Sụp mí mắt ở trẻ em
Trẻ có thể bị sụp mí mắt từ khi mới sinh nên được gọi là sụp mí mắt bẩm sinh. Tình trạng này được gây ra bởi các vấn đề với cơ nâng mí mắt: yếu cơ nâng mí mắt, tổn thương các dây thần kinh khi kiểm soát cơ đó, hoặc da mí mắt trên bị lỏng lẻo.
Sụp mí mắt ở trẻ em. (Nguồn internet)
2.2 Sụp mí mắt ở người lớn
Đa số các trường hợp sụp mí mắt từ một đến hai bên là do rách cơ nâng mi hoặc cơ bị lỏng lẻo. Tuy nhiên ở trong một số trường hợp, sụp mí mắt có thể liên quan đến bệnh hệ thống hoặc sự bất thường trong hộp sọ.
Trước khi tiếp cận các nguyên nhân lành tính, có 5 bệnh thực thể bệnh nguy hiểm có thể biểu hiện với sụp mí mắt ở một hoặc hai bên: Đó là hội chứng Horner; liệt một phần hay hoàn toàn dây thần kinh thứ 3; bệnh nhược cơ; bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng mí mắt trên, các túi cùng kết mạc và hốc mắt; liệt cơ mắt ngoài tiến triển mạn tính.
Sụp mí mắt ở người lớn. (Nguồn internet)
Sụp mi mắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và thì lực của chúng ta, và phải phẫu thuật điều trị kịp thời . Để bảo vệ mắt sau phẫu thuật thì việc đeo kính mắt là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho mình những cặp kính mắt phù hợp cho mình nhé!
2.3 Hội chứng Horner
Bất kỳ bệnh nhân nào biểu hiện sụp mí mắt một bên đều cần nghi ngờ có thể mắc hội chứng Horner cho đến khi có bằng chứng ngược lại.
Hội chứng Horner là một tình trạng hiếm gặp có thể do tổn thương các dây thần kinh giao cảm ở mắt với bộ 3 triệu chứng: Sụp mí mắt, co đồng tử dẫn đến mất cân xứng hai bên và giảm tiết mồ hôi nửa mặt.
2.4 Sụp mí mắt ở người già
Ở người lớn tuổi, ngoài các nguyên nhân gây sụp mí mắt như ở người trẻ, sụp mí mắt lành tính thường phát triển từ từ qua thời gian. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 65-85 tuổi và ảnh hưởng cả nam và nữ.
Có hai nguyên nhân gây sụp mí mắt, một trong số đó là nếp gấp da dư cần phải có thủ thuật tạo mi. Nguyên nhân thứ hai là mí mắt rủ xuống còn gọi là sụp mí mắt thoái triển, khi đó cơ mỏng nâng mí mắt đã mỏng hơn và không còn giữ mí mắt ở vị trí bình thường nữa và gây nên tình trạng sụp mí.
Sụp mí mắt ở người già. (Nguồn internet)
3. Dấu hiệu nào để dễ nhận biết bệnh sụp mi mắt.
Triệu chứng chính của tình trạng này là mi mắt bị chảy xệ ở một hoặc cả hai bên. Trong một số trường hợp, sụp mí có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt. Tuy nhiên rất khó để nhận biết sụp mí hoặc không phải lúc nào tình trạng này cũng xảy ra. Bạn có thể bị khô mắt hoặc chảy nước mắt hay khuôn mặt sẽ trông thiếu sức sống và mệt mỏi. Một số người trong trường hợp nghiêm trọng hơn phải ngả đầu về sau mỗi khi nói chuyện.
Các vùng gặp vấn đề chủ yếu sẽ là vùng da ở xung quanh mắt và có thể gây đau, điều này có thể khiến bạn trông mệt mỏi.
4. Không điều trị sụp mi mắt kịp thời sẽ gây ra những vấn đề gì
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sụp mí có thể gây nhiều hệ lụy với chúng ta. Ở trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lác, hậu quả là làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt.
Vì sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não,…), nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Sụp mi mắt sẽ ảnh hưởng tới thị lực.(Nguồn internet)
5. Có nên phẫu thuật để xử lý bệnh sụp mi mắt ?
Đối với sụp mi bẩm sinh theo các chuyên gia y tế thì không có lứa tuổi cố định để phẫu thuật. Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định có nên phẫu thuật hay không?
Ngoài ra còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mí, cha mẹ cần phải đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là nên trước hai tuổi để tránh những tai biến đáng tiếc.
Với sụp mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì việc điều trị phải càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi dư thừa là được.
Nếu sụp mí quá nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi lại và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.
Do vậy, khi phát hiện bị sụp mí thì cần đến cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để được các bác sĩ khám và tư vấn điều trị.
Phẫu thuật sớm để xử lý bệnh sụp mi mắt. (Nguồn internet)
Trước hết, phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị bệnh toàn thân ổn định (ví dụ như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…) mắt vẫn còn sụp mí thì chỉ có thể can thiệp phẫu thuật.
Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi cấp độ 3, độ 4 (bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân), cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.
6. Các kỹ thuật phẫu thuật bệnh sụp mi mắt
Có nhiều phương pháp phẫu thuật được đề xuất, bao gồm 2 nhóm chính: làm ngắn mi trên và dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận và phương pháp dựa vào nguyên nhân bẩm sinh hay không bẩm sinh.
Cắt ngắn cơ nâng mi trên: Phương pháp này được sử dụng khi chức năng cơ nâng mi trên trung bình hoặc tốt. Phương pháp đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật. Khi phẫu thuật cần xác định chính xác lượng cơ cần cắt để đôi mắt trở về trạng thái bình thường.
Treo mí mắt lên với cơ trán: Nếu chức năng cơ nâng mi trên yếu, bác sĩ chuyên khoa khuyên nên làm phẫu thuật treo mi trên vào cơ trán bằng các chất liệu như vạt cơ trán, silicon, dây treo sinh học… Đây là phương pháp tương đối đơn giản được áp dụng phổ biến.
Tùy theo từng trường hợp sụp mí nặng hay nhẹ, do bẩm sinh hay không bẩm sinh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Trước mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn trực tiếp về tình trạng của mí mắt, hình dáng cung mày, khuôn mặt và thể trạng của mỗi người nhằm xác định khả năng phẫu thuật cũng như cách thức thực hiện.
6.1 Với trường hợp sụp mí bẩm sinh :
Phương pháp cân cơ hoặc treo mi trên vào cơ trán : Cân cơ sẽ thường dùng chất liệu như vạt cơ trán, silicon… để treo mi mắt lên với cơ trán.
6.2 Với trường hợp sụp mí không phải do bẩm sinh:
Nâng cung mày : Phương pháp này thường chỉ áp dụng với những trường hợp có da và mỡ thừa trên mí mắt ít. Chân cung mày được nâng cao lên, phần da chùng trên mí mắt sẽ được cắt bỏ giúp mắt mở được to hơn và không còn tình trạng sụp mí.
Cắt mí mắt : Đây là một tiểu phẫu có thể giúp cải thiện tình trạng sụp mí, được sử dụng đối với trường hợp mắt sụp mí nhẹ. Theo đường rạch ở nếp mí trên, các bác sĩ sẽ loại bỏ da chùng với mỡ thừa giúp mắt mở ra được rõ ràng hơn.
Các kỹ thuật phẫu thuật bệnh sụp mi mắt.(Nguồn internet)
7. Phương pháp phục hồi sau phẫu thuật cần lưu ý
Sau phẫu thuật thì trong vài tuần đầu tiên sẽ có hiện tượng sưng phù nề, do đó mí mắt sẽ khó nhắm kín lại được. Tuy nhiên tình trạng này sẽ sớm hết và người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
Phải vệ sinh vết mổ cẩn thận bằng nước muối, sau khi lau khô thì bôi lên vết thương bằng thuốc bác sĩ chỉ định. Thực hiện rửa vết mổ mỗi ngày ít nhất 1 lần.
Thường xuyên theo dõi sau phẫu thuật (Nguồn internet)
Không để nước rơi trực tiếp vào vết mổ. Trong khoảng 5 ngày đầu, không nên rửa mặt mà chỉ có thể dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng. Vết sẹo sẽ mất sau khi mắt phục hồi hoàn toàn
Phẫu thuật sụp mí được thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn. Những người nắm rõ về giải phẫu mắt và các cơ quanh mắt, giúp cho phẫu thuật đạt độ chính xác cao và ít ảnh hưởng đến các yếu tố của mắt, hạn chế các biến chứng rủi ro.
Sụp mi mắt không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự tự tin mà còn làm vấn đề thị lực sẽ càng bị suy giảm. Khi có dấu hiệu của sụp mi mắt hãy tới những cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.