Mộng thịt ở mắt: Triệu chứng và cách điều trị
Mộng thịt dân gian hay thường gọi là màng máu mắt hay rẻ quạt là nếp kết mạc và mô xơ mạch hình quạt xâm lấn vào bề mặt giác mạc. Mộng thịt thường do thoái hoá của kết mạc nhãn cầu dưới tác động của tia cực tím (ánh nắng).
Mộng thịt thường không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe, đó là tổn thương dạng lành tính phát triển chậm theo thời gian. Tuy nhiên có một số trường hợp mộng thịt xâm lấn sâu vào giác mạc có thể che kín đồng tử (con ngươi) làm ảnh hưởng đến thị lực.
Người bị mộng thịt thường có triệu chứng cộm xốn và đỏ mắt (khi tiếp xúc với gió, khói bụi, uống bia rượu) làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mắt và làm giảm chất lượng và tự tin trong cuộc sống. Sau đây Paris Miki muốn chia sẻ tới các bạn một số tìm hiểu về mộng thịt ở mắt, nguyên nhân và cách điều trị sẽ như thế nào để các bạn tham khảo !
Mắt bị mộng thịt (nguồn internet)
1. Triệu chứng lâm sàng của mộng thịt ?
Các triệu chứng hay gặp của mộng thịt là:
- Mẩn đỏ
- Kích ứng
- Giảm thị lực: ít phổ biến
- Hạn chế vận nhãn thường ít phổ biến
Trong trường hợp không có triệu chứng gì, người bệnh cũng có thể tự thấy sự thay đổi hình thức của đôi mắt, hoặc mộng thịt có thể được ghi nhận tình cờ khi chúng ta đi khám sức khỏe. Mặc dù phổ biến nhưng mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mộng thịt thường rất nhẹ. Hầu hết người bệnh thường không để ý đến tìm cách điều trị ngay. Khi người bệnh muốn điều trị thì thường là lúc các triệu chứng trở nên xấu hơn như khó chịu và cảm giác dị vật ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ở giai đoạn đầu, việc giảm thị lực nhẹ thường khiến người bệnh xem nhẹ và bỏ qua mộng thịt. Mộng thịt mở rộng thêm một vài mm trên giác mạc có thể làm giảm thị lực gây nên loạn thị. Loạn thị đó là một tật khúc xạ với sự cong không đều của bề mặt giác mạc khiến các tia sáng đi vào mắt theo các mặt phẳng khác nhau được hội tụ không đồng đều. Nếu độ thấp thì loạn thị ít gây ra hiện tượng mờ do chủ quan. Một khi vượt qua hơn 45% bán kính giác mạc, hoặc trong vòng khoảng 3,2 mm của trục thị giác, độ loạn thị có thể tăng lên đáng kể. Mộng thịt mở rộng ra xa hơn về phía trung tâm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trục thị giác, sẽ dẫn đến tình trạng mờ do cản trở tầm nhìn.
Mộng thịt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thị lực. (Nguồn internet)
2. Chẩn đoán mộng thịt như thế nào?
Mộng thịt nguyên phát : là mộng chưa phải mổ lần nào, xuất hiện ở vùng khe mi vị trí 3h và 9h. Đó là một khối tăng sinh hình tam giác và sẽ phát triển đi về hướng giác mạc. Mộng thịt dính chặt trong giác mạc theo suốt chiều dài của nó và dính chặt nhất là ở đầu mộng. Điều này cũng dễ chẩn đoán nhằm phân biệt với mộng giả.
Mộng thịt tái phát: Sau khi phẫu thuật một hoặc nhiều lần. Đó là sự tăng sinh mô sợi ở dưới kết mạc và dính chặt vào các mô liên kết. Nó sẽ khác biệt với quá trình thoái hoá trong mộng nguyên phát.
3. Ai có nguy cơ bị mộng thịt
Mộng thịt thường gặp ở những nơi có thời tiết nắng nóng, những khu vực nằm gần đường xích đạo thường có nguy cơ bị cao hơn.
Những người tiếp xúc với tia tử ngoại trong một thời gian dài hàng ngày khi không có kính mắt hoặc bảo hộ lao động.
Nam giới bị mộng thịt nhiều hơn nữ giới. Tuổi hay bị mộng thịt thường từ 44 tuổi và đạt tỉ lệ cao nhất từ 50 – 60 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh như di truyền, khô mắt, viêm kết mạc mạn tính, thiếu vitamin A. Yếu tố ngoại sinh xảy ra bởi yếu tố môi trường.
Người cao tuổi thường có nguy cơ bị mộng thịt ở mắt cao(Nguồn internet)
4. Các nguyên nhân gây ra mộng thịt
Mộng thịt được hình thành do nhiều yếu tố tác động của môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, bụi bặm và chế độ sinh hoạt nhất là những nước có khí hậu nóng miền nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Những người phải làm công việc ngoài trời nhiều, thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng và gió bụi, phấn hoa hoặc các chất gây kích ứng mắt.
Để hạn chế những tác nhân gây ra mộng thịt thì khi làm việc trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, ngoài trời hãy luôn đeo kính mắt để bảo vệ thị lực, phòng tránh những tia bức xạ nguy hiểm dễ dẫn tới nguy có mắc mộng thịt. Mời các bạn hãy đến với https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tha hồ lựa chọn những sản phẩm kính mắt đa dạng nhiều mẫu mã nhằm phòng tránh mộng thịt cho mắt nhé!
Môi trường sống khắc nghiệt làm tăng nguy cơ bị mộng thịt. (Nguồn internet)
5. Điều trị mộng thịt như thế nào
Mộng thịt thường không cần phải điều trị cho đến khi triệu chứng đủ nặng. Lúc mộng thịt trở nên đỏ và bị kích thích, thuốc nhỏ mắt bôi trơn, thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid loại nhẹ có thể được sử dụng để giúp làm giảm viêm.
5.1. Phương pháp dùng thuốc và nhỏ mắt hàng ngày
Các phương pháp điều trị để giảm triệu chứng không được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tiến triển hoặc gây giảm thiểu tác động của mộng thịt. Những bệnh nhân bị mộng thịt không ảnh hưởng đến thị lực hoặc vận nhãn có thể được điều trị triệu chứng bằng những loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc nhỏ, thuốc mỡ và gel, tất cả đều có bán không cần kê đơn.
5.2. Nước mắt nhân tạo
Là chất bôi trơn tại chỗ được sử dụng thường xuyên nhất cho người bị mộng thịt và có thể giúp giảm các triệu chứng. Nên nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào vùng bị ảnh hưởng 3-4 lần/ngày. Các chế phẩm không chứa chất bảo quản phải được sử dụng cho những người bệnh có các triệu chứng kích ứng với chất bảo quản hoặc những người cần sử dụng chất bôi trơn sẽ nhiều hơn 4 lần/ngày. Các chế phẩm không có chất bảo quản thường đắt đỏ hơn.
Điều trị bằng thuốc co mạch tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và glucocorticoid cũng có thể rất hiệu quả để giảm triệu chứng mộng thịt. Nhưng tất cả đều có tác dụng phụ nên phải hạn chế việc sử dụng chúng:
Thuốc co mạch nên được sử dụng để điều trị mẩn đỏ và kích ứng không thuyên giảm sau dùng nước mắt nhân tạo và thường liên quan đến đợt cấp. Các tác dụng phụ hay gặp nhất của thuốc co mạch là tăng nhãn áp, tăng huyết áp toàn thân, đánh trống ngực và nhức đầu.
NSAID tại chỗ nên được bác sĩ nhãn khoa kê đơn vì chúng có thể gây viêm giác mạc hoặc tăng tiết nước mắt và cảm giác nóng rát thoáng qua.
Nước mắt nhân tạo trong điều trị mộng thịt. (Nguồn internet)
Các glucocorticoid tại chỗ cũng nên được bác sĩ nhãn khoa kê đơn vì những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và gây ra bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể nếu quá trình sử dụng lâu dài.
Nên tránh những thuốc này nếu người bệnh không có triệu chứng gì. Bất kỳ loại thuốc nào trong số này nếu sử dụng lâu dài sẽ có thể dẫn đến sốc phản vệ cũng như gây ra các triệu chứng "đụng dội" khi ngừng sử dụng.
Các chất giúp ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) đã được đề xuất để ngăn chặn sự hình thành mạch chịu trách nhiệm hình thành mộng thịt. Nhưng không rõ liệu các chất ức chế VEGF có cải thiện được các triệu chứng liên quan đến mộng thịt hay ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài hay không.
Việc theo dõi mộng thịt dựa trên mức độ viêm của mộng thịt, sự phát triển và mức độ xấm lấn trục thị giác. Nếu không suy giảm thị lực, hạn chế vận nhãn, xâm lấn vào đồng tử, hoặc các dấu hiệu/triệu chứng liên quan khác, thì việc theo dõi trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng là hợp lý nhất.
5.3. Phẫu thuật
Nếu khối u này trở nên đủ lớn ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây khó chịu dai dẳng, chúng có thể được phẫu thuật cắt bỏ bởi một bác sĩ nhãn khoa bằng thủ thuật mà không cần phải nằm viện. Chúng cũng thường được loại bỏ vì những lý do thẩm mỹ.
Đối với mộng thịt nhẹ hơn, thì thuốc tê cục bộ có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để gây tê bề mặt của mắt. Mí mắt sẽ được giữ mở trong khi mộng thịt sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Thủ thuật thông thường kéo dài không quá nửa giờ, tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Sau khi làm thủ thuật, bạn có thể sẽ cần phải đeo một miếng che mắt từ một hoặc hai ngày để bảo vệ mắt. Người bệnh mộng thịt sẽ có thể trở lại làm việc hoặc hoạt động bình thường vào ngày hôm sau. Lưu ý là việc loại bỏ mộng thịt có thể gây loạn thị hoặc làm bệnh nặng thêm ở những người đã có tật khúc xạ này.
Sau khi loại bỏ mộng thịt, thuốc nhỏ mắt có chứa steroid sẽ có thể được sử dụng trong vài tuần để giảm sưng và ngăn ngừa tái phát.
Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, mộng thịt cũng có thể tái phát. Trong thực tế, tỷ lệ tái phát là từ 30-80% và khả năng này cao hơn ở những người dưới 40 tuổi. Để ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật xong, bác sĩ nhãn khoa có thể khâu hoặc ghép một mảnh mô bề mặt mắt vào khu vực bị ảnh hưởng. Phương pháp này thường được gọi là ghép kết mạc tự thân, có tỷ lệ tái phát thấp. Các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển mô đôi khi sẽ được sử dụng để giúp ngăn ngừa tái phát.
Phẫu thuật sớm nhằm loại bỏ mộng thịt. (Nguồn internet)
6. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh mộng thịt ?
Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa mộng thịt vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Tiếp xúc với tia cực tím (UV) là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển của mộng thịt. Một số nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy là việc sử dụng kính râm và mũ có thể giúp ngăn ngừa mộng thịt nguyên phát. Sử dụng các chất bôi trơn và bảo vệ bằng mũ hoặc kính ngăn tia UV là những cách phòng ngừa hợp lý.
(Đeo mắt kính phù hợp nhằm hạn chế tác nhân gây ra mộng thịt)
Để phòng ngừa mộng thịt thì việc đeo kính râm sẽ mang lại những lợi ích to lớn và phòng ngừa mộng thịt nguyên phát rất hiệu quả. Paris Miki tự hào là một trong những chuỗi bán lẻ mắt kính lớn nhất Việt Nam với công nghệ Nhật Bản, công nghệ kỹ thuật cao cùng với chất lượng dịch vụ vượt trội chính là yếu tố cốt lõi giúp Kính mắt Nhật Bản Paris Miki mang đến luôn mang đến cho khách hàng sự thoải mái và tin tưởng.
Với máy móc, trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ nhân viên bán hàng tận tình và chế độ bảo hành sản phẩm tốt, kính mắt Paris Miki cam kết chất lượng dịch vụ, tất cả vì khách hàng và tương lai của khách hàng. Với đầy đủ các loại kính mắt và công cụ hỗ trợ, đặc biệt kính râm đầy đủ mẫu mã và màu sắc cho quý khách hàng lựa chọn. Kính mắt Paris Miki là sự lựa chọn hoàn hảo cho đôi mắt của bạn !