Glocom góc đóng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Glocom góc đóng là một dạng biểu hiện của bệnh lý Glocom (thiên đầu thống). Bệnh rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều những biến chứng cho mắt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã có cái nhìn hiểu biết hết về bệnh này. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh và có các biện pháp xử lý phù hợp khi gặp phải, hãy cùng Paris Miki tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh lý Glocom góc đóng là gì?
Glocom góc đóng đó là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào khu vực hạch võng mạc. Những tổn thương thần kinh thị giác do bệnh glocom gây nên sẽ ít khả năng để hồi phục. Vì vậy, ngành nhãn khoa hiện nay luôn coi việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân glocom là nhiệm vụ rất quan trọng.
Bệnh Glocom góc đóng xuất hiện do tình trạng mống mắt bị kéo trước, đẩy sau khiến mống mắt bị áp sát với mặt sau của giác mạc. Điều này làm tắc nghẽn đường lưu thông thủy dịch và sẽ gây ra vấn đề tăng nhãn áp.
Bệnh lý có thể là nguyên phát hoặc thứ phát bởi những nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể là cấp tính, bán cấp (không liên tục) hoặc đó là bị mãn tính.
Ở nước ta, Glocom góc đóng thường sẽ xuất hiện nhiều hơn là thể bệnh Glocom góc mở. Đồng thời, bệnh lý cũng thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với ở nam giới. Đặc biệt là những người phụ nữ ở trong giai đoạn mãn kinh. Độ tuổi càng cao thì khả năng mắc phải bệnh lý này sẽ càng lớn hơn. Đặc biệt, từ khoảng 70 tuổi trở đi thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp từ 3 đến 8 lần so với người dưới 40 tuổi.
Hình ảnh mắt khi bị Glocom góc đóng ( Nguồn internet)
2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này?
Glocom là một biến đổi bệnh lý ở thị thần kinh dẫn tới giảm thị lực. Có nhiều giả thuyết chứng minh bản chất bệnh lý của glocom nhưng phần lớn các trường hợp chưa xác định được bệnh căn chính xác.
Vai trò của thị thần kinh là truyền tải tín hiệu thị giác đến não. Biến đổi thị thần kinh trong glocom không chỉ ảnh hưởng đến hình thái thần kinh mà còn sẽ ảnh hưởng tới cả chức năng. Biến đổi do glocom gây tổn hại tới các sợi thần kinh, cuối cùng dẫn tới biến đổi thị trường. Bản chất của biến đổi của glocom là chậm và tăng dần trong hầu hết mọi trường hợp.
Hiện nay, có 2 thuyết được dùng để giải thích sinh lý bệnh của glocom luôn được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Thuyết thứ nhất là thuyết cơ học, thuyết này đã giải thích tốt nhất tổn hại thị thần kinh xảy ra do các lực cơ học như tăng nhãn áp. Thuyết thứ hai là thuyết mạch máu, thuyết này luôn cho rằng những bất thường lưu lượng máu góp phần vào sự xuất hiện glocom và mô tả tốt nhất glocom nhãn áp bình thường.
Ở hình thái glocom nguyên phát góc đóng, cấu trúc vùng bè là bình thường. Bệnh thường hay xảy ra do 2 cơ chế chính:
Nghẽn đồng tử: Đối với các mắt có sẵn bất thường về cấu trúc giải phẫu của góc tiền phòng, khi đồng tử bị giãn ra khiến diện tích tiếp xúc giữa mống mắt và mặt trước của thể thuỷ tinh bị tăng lên. Điều này khiến cho sự lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng sẽ bị cản trở. Thuỷ dịch bị ứ lại trong hậu phòng và không thoát được ra tiền phòng sẽ khiến cho áp lực trong hậu phòng bị tăng dần lên, đẩy chân mống mắt nhô ra trước, áp vào vùng bè gây ra đóng góc và tăng nhãn áp.
Nghẽn góc đóng tiền phòng: Lúc đầu mống mắt chỉ áp sát vào vùng bè nhưng chưa có dính góc thực thể ( sử dụng nghiệm pháp ấn góc, vùng mống mắt bị dính sẽ được tách ra). Nếu không được điều trị bằng cách hạ nhãn áp và tách dính kịp thời, quá trình đóng góc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng dính góc thực sự và gây nghẽn góc đóng tiền phòng hoàn toàn tại vị trí dính đó.
Glocom góc đóng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân ( Nguồn internet)
3. Triệu chứng của bệnh Glôcôm góc đóng
3.1 Tình trạng cơn cấp
Cơn Glocom cấp có thể thường xuất hiện ở lần đầu, hoặc sau những cơn sơ phát trước đó.
Triệu chứng chủ quan: Có biểu hiện nhức mắt, giảm thị lực, thấy quầng sáng nhiều màu, đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy, hoặc vã mồ hôi,…
Triệu chứng khách quan: Mi bị phù nề, mắt đỏ, giác mạc mờ, đồng tử giãn méo, nhãn áp cao,…
Để phòng tránh hiệu quả Glocom góc đóng. Ngoài việc luôn thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu để điều trị sớm. Ngoài ra những biện pháp bảo vệ cho đôi mắt của mình là điều vô cùng cần thiết. Đặc biết là nên đeo những thiết bị bảo hộ mắt khi di chuyển trên đường, đặc biệt là các loại kính mắt. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho mình một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn cho riêng mình một cặp kính phù hợp với bạn nhất nhé.
3.2 Tình trạng bán cấp
Đây là một biểu hiện của giai đoạn góc đóng không hoàn toàn. Triệu chứng ở trường hợp này thường ít nguy hiểm hơn. Ví dụ như các triệu chứng đau nhức mắt, căng mắt, mắt nhìn mờ, nhìn thấy quầng sáng nhiều màu, nhãn áp tăng vừa trong cơn,…
Tuy nhiên, nếu tiến triển thì các cơn bán cấp có thể phát triển đến một cơn cấp dữ dội. Hoặc tái đi tái lại tương tự như bệnh Glocom góc mở.
Mắt nhìn bị mờ là triệu chứng thường gặp ( Nguồn internet)
3.3 Tình trạng mãn tính
Tình trạng này khá ít gặp và thường hay xảy ra sau trường hợp góc đóng cấp hoặc khi nhãn áp tăng dần và góc tiền phòng đóng dần.
Diễn biến lâm sàng của nó khá giống với Glocom góc mở bởi gần như không xuất hiện triệu chứng. Nhãn áp tăng vừa phải và lõm gai dần phát triển. Vì vậy, soi góc là một xét nghiệm rất quan trọng đối với các bệnh nhân nghi ngờ mắc Glocom.
Việc xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh Glocom ( Nguồn internet)
4. Biện pháp điều trị bệnh này như thế nào?
Để có biện pháp điều trị phù hợp, trước tiên cần xác định rõ loại Glocom mà người bệnh đã mắc phải. Bởi cách thức điều trị đối với hai trường hợp góc đóng và góc mở là thường không giống nhau.
Với góc đóng, phương thức điều trị vẫn chủ yếu là phẫu thuật hoặc sử dụng laser. Bởi đối với trường hợp này, thuốc không có khả năng làm khỏi bệnh hay ngăn chặn hiện tượng dính góc và nghẽn góc. Kết hợp điều trị dùng thuốc thường chỉ có tác dụng bổ sung và là biện pháp chờ trước khi phẫu thuật.
4.1 Tình trạng cấp tính
Đối với người bệnh trong tình trạng góc đóng cấp tính cần bắt đầu phải điều trị ngay. Vì nếu không xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ mất thị lực vĩnh viễn một cách nhanh chóng. Bệnh nhân lúc này sẽ được đề xuất điều trị tạm thời bằng nhiều loại thuốc cùng lúc kết hợp việc theo dõi.
Sau đó, bệnh nhân nên được điều trị bằng phương pháp laser cắt mống mắt chu biên. Phương pháp này sẽ mở một đường thoát cho dịch từ hậu phòng chảy ra khu vực tiền phòng, giúp giải quyết tình trạng nghẽn đồng tử. Thủ thuật thường được thực hiện khi giác mạc đã trong và viêm được kiểm soát. Vì tỷ lệ xảy ra cơn cấp ở mắt còn lại lên đến 80% nên cần làm cắt mống mắt chu biên trên cả hai mắt.
Phương pháp cắt mống mắt chu biên trong điều trị Glocom(Nguồn internet)
4.2 Tình trạng mãn tính
Trường hợp bệnh nhân bị đóng góc mạn tính, bán cấp hoặc không liên tục nên được điều trị cắt mống mắt chu biên. Bên cạnh đó, bệnh nhân góc hẹp ngay cả khi không có triệu chứng cũng cần làm cắt mống mắt chu biên để dự phòng đóng góc.
Tuy nhiên, chống chỉ định tương đối laser trong tạo hình vùng bè nếu góc hẹp đến mức có thể tạo thành nhiều dính trước phía chu biên khác nhau sau khi laser.
Điều trị bằng phương pháp laser ( Nguồn internet)
Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng được bệnh glôcôm nguyên phát góc đóng. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị sớm và theo dõi thường xuyên là vấn đề rất quan trọng. Cần đo nhãn áp, khám đánh tình trạng đĩa thị cho các đối tượng có nguy cơ. Thông qua bài viết Glocom góc đóng là gì , biểu hiện và cách điều trị của Paris Miki hy vọng các bạn sẽ có những thông tin hữu ích về vấn đề này.