Đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng, phân loại
Đục thuỷ tinh thể là một trong những bệnh có nguy cơ gây mù loà chiếm vị trí hàng đầu thế giới cũng như ở Việt Nam. Nếu không biết chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của bạn đúng cách sẽ dẫn đến mù lòa hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Để có thể bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình một cách tốt nhất, hãy cùng Paris Miki tìm hiểu những kiến thức về Đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng, phân loại qua bài viết dưới đây.
1. Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, có hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (lòng đen), có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu, từ đó nó phải trong suốt, có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc để mắt nhìn rõ nét mọi vật hơn.
Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, có hai mặt lồi, nằm sau mống mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc (nguồn internet)
2. Đặc điểm của bệnh đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể ( đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô ) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi từ các chất gây hại sinh ra từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bệnh này là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở những người già trên 50 tuổi. Đục thuỷ tinh thể gây cản trở ánh sáng đi qua, gây suy giảm thị lực cho người bệnh, làm họ gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như lái xe, đọc sách báo…, thậm chí nếu tình trạng kéo dài gây biến chứng làm mất hẳn thị lực.
Đục thuỷ tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (nguồn internet)
Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa. Bệnh đục thuỷ tinh thể có thể chia làm 4 mức độ bao gồm đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và đục hoàn toàn. Bất kể là trường hợp bị đục thuỷ tinh thể loại nào ( ngoại trừ chấn thương ) thì tình trạng của nó cũng xuất phát từ nguyên nhân cấu trúc và tỉ lệ các phân tử protein bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực.
3. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể là tật về mắt có nhiều nguyên nhân tạo nên bao gồm nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát của bệnh là do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền, do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới thuỷ tinh thể ở độ tuổi trên 50. Nguyên nhân thứ phát biểu hiện qua việc người bệnh mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như bị viêm màng bồ đào, hay do bị chấn thương mắt.
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone ), thuốc chống trầm cảm,... cũng có những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến thuỷ tinh thể. Ngoài ra, nguyên nhân làm đục thuỷ tinh thể còn liên quan đến các yếu tố khác. Đó là khi bạn không chú ý luyện tập cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt, thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm...và sử dụng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt.
Để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của mình, hãy chọn lựa cho mình một mắt kính uy tín, chất lượng qua link https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để được tư vấn và mua cho mình sản phẩm ưng ý, chất lượng nhất.
Đục thuỷ tinh thể là tật về mắt có nhiều nguyên nhân tạo nên bao gồm nguyên nhân nguyên phát và thứ phát (nguồn internet)
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thuỷ tinh thể có diễn biến thường rất chậm nên ở giai đoạn đầu ta không hề thấy biểu hiện của bệnh. Khi đến giai đoạn nặng hơn, ta sẽ thấy các biểu hiện triệu chứng như sau:
- Giảm thị lực khiến mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó.
- Thường hay nhạy cảm với ánh sáng, có tình trạng lóa mắt, khó khăn khi nhìn ở ngoài ánh sáng. Vì khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
- Nhìn mờ hẳn đi như có màn sương che mắt. Nhiều lúc nhìn một vật thành nhiều vật gây nguy hiểm khi lái xe.
- Tất cả triệu chứng có thể biểu hiện ở hai mắt hoặc một mắt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể (nguồn internet)
Những triệu chứng người bị đục thuỷ tinh thể gặp phải có thể cũng là những dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác về mắt. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, đa số chúng ta không nhận ra thị lực có sự thay đổi nhưng sau một thời gian, đục thuỷ tinh thể tiến triển dần dần sinh ra mắt bị kém dần đi. Nếu có các triệu chứng như trên, Paris Miki có lời khuyên cho bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa về mắt và gặp các bác sĩ mắt để được khám và tư vấn chữa bệnh.
Muốn bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình không phải ngày một ngày hai là xong, chúng ta cần nên quan tâm đến “cửa sổ tâm hồn” của mình mỗi ngày. Muốn như thế, chúng ta phải đeo kính, vì đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại dễ dàng hơn. Hãy nhấn vào link https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm kiếm và chọn lựa cho mình một chiếc kính mắt đẹp đẽ, chất lượng và bảo vệ đôi mắt của mình một cách toàn diện nhất nhé!
5. Những bệnh đục thủy tinh thể phổ biến
Đục thuỷ tinh thể là một trong những bệnh gây nên dấu hiệu mù lòa cho mắt. Vậy có những bệnh đục thuỷ tinh thể nào phổ biến hiện nay? Hãy cùng Paris Miki tiếp tục tìm hiểu nhé!
5.1 Bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi già
Đa số bệnh đục thuỷ tinh thể xuất hiện nhiều ở người lớn trên 50 tuổi. Nguyên nhân của nó đến từ quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể người. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở độ tuổi trung niên. Khi còn trẻ, các phân tử có gốc glutathione trong cơ thể có nhiệm vụ chống lại oxy hóa khử, tạo sự cân bằng giữa hiện tượng oxy hóa khử và chống oxy hóa khử trong thể thủy tinh làm sức khoẻ của mắt được đảm bảo. Nhưng đến khi có tuổi, hiện tượng oxy hóa khử tiếp tục diễn biến và ảnh hưởng đến mắt làm hình thành đục thể thủy tinh.
Ở người già thường gặp nhiều bệnh lý khác nhau. Những người có bệnh đái tháo đường, người có thời gian hút thuốc lâu năm hay những người thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời cùng với chế độ ăn thiếu vi chất: thiếu vitamin C, vitamin E sẽ có nguy cơ gây đục thủy tinh thể nhanh chóng.
Bệnh đục thuỷ tinh thể đa số xuất hiện nhiều ở người lớn trên 50 tuổi (nguồn internet)
5.2 Bệnh đục thủy tinh thể do bệnh lý
Bệnh lý là nguyên nhân cơ bản gây nên chứng đục thuỷ tinh thể xuất hiện ở các đối tượng có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì...Bệnh rối loạn chuyển hoá về rối loạn cân bằng điện giải trong và ngoài thủy tinh thể, đồng thời quá trình oxy hóa khử các protein trong thủy tinh thể kích thích mạnh mẽ hơn khiến đục thủy tinh thể diễn ra nhanh chóng.
Ngoài ra còn có các bệnh lý tại mắt. Đó là quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thủy tinh thể giảm xuống, đồng thời thải các chất cặn bã bị ngưng trệ là nguyên nhân khiến thủy tinh thể mất dần tính trong suốt. Thuốc, hóa chất sử dụng nhiều cũng có ảnh hưởng lớn đến hình thành đục thủy tinh thể.
Bệnh lý là nguyên nhân cơ bản gây nên chứng đục thuỷ tinh thể xuất hiện ở các đối tượng có các bệnh toàn thân (nguồn internet)
5.3 Bệnh đục thủy tinh thể do chấn thương
Chấn thương về mắt một thời gian có thể dễ gây đục thuỷ tinh thể. Khi hình thành nên vết thương, nó trực tiếp làm tổn thương đến bao của thuỷ tinh thể gây ngấm nước và đục vùng vỏ tại khu vực rách bao, sau đó lan dần gây đục thuỷ tinh thể toàn bộ. Chấn thương đụng giập còn gây lực ép làm biến dạng thuỷ tinh thể, đứt đoạn các sợi thể thủy tinh dọc theo hướng đi vùng vỏ khiến đục thủy tinh thể có hình dạng nan hoa.
5.4 Bệnh đục thủy tinh thể do bẩm sinh
Bẩm sinh xuất hiện khi trẻ mới sinh ra đã có dấu hiệu bị đục thể tinh thể không thể chữa trị được. Nguyên nhân của nó có thể do rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai…
Bẩm sinh xuất hiện khi trẻ mới sinh ra đã có dấu hiệu bị đục thể tinh thể không thể chữa trị được (nguồn internet)
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể
Đục thể thuỷ tinh sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đến mắt của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình:
- Chủ động biện pháp phòng ngừa từ sớm, khi có những dấu hiệu về đục thuỷ tinh thể nên đi khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được chữa trị kịp thời.
- Những người mắc bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường,... nên chia sẻ với bác sĩ về những dấu hiệu mình gặp phải để phát hiện kịp thời những biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt.
- Trong chế độ ăn uống mỗi ngày nên bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu, thực phẩm đa dạng, sử dụng các loại vitamin cần thiết cho mắt và các dưỡng chất để hỗ trợ thuỷ tinh thể.
- Nên đeo kính mát khi đi ra ngoài đường để tránh khói bụi, ánh nắng mặt trời.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh mỗi ngày.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể để bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình (nguồn internet)
Đục thuỷ tinh thể là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Nhất là những người trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao, có diễn biến nguy hiểm dẫn tới mù lòa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với những nguồn thông tin về bệnh đục thuỷ tinh thể mà Paris Miki cung cấp cho bạn trong bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của mình một cách toàn diện hơn.