Chắp mắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Chắp mắt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em, song hầu hết bậc phụ huynh nhầm lẫn chắp mắt với lẹo hay bệnh lý mắt khác. Chắp mắt ở trẻ em có thể tiến triển vòng vài tuần hoặc lâu hơn, với kích thước chắp ngày càng lớn gây đau đớn cho các trẻ. Hơn nữa, nếu không được điều trị tốt, nhiễm trùng này còn ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị chắp mắt ở trẻ để có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
1. Chắp mắt ở trẻ là bệnh gì?
Chắp mắt thực chất là tình trạng sưng viêm có thể kèm theo nhiễm trùng ở một tuyến nhỏ ở mí mắt, khiến chúng bị phì đại có dạng như một khối u hay u nang ngay trên khu vực mí mắt. Nhiều người thường nhầm lẫn chắp mắt với bệnh lẹo mắt, song điểm khác biệt là chắp mắt do sưng viêm tuyến nhỏ ở mí mắt, còn lẹo do sưng viêm và nhiễm trùng ở khu vực nang lông mi.
Chắp mắt hay gặp ở nhiều vị trí gần mi mắt. Ban đầu kích thước chắp rất nhỏ, chỉ khoảng bằng hạt vừng và không gây đau. Khi dầu tích tụ trong mô ngày càng nhiều dẫn đến tắc nghẽn và gây viêm thì đau đớn sẽ xuất hiện, đồng thời kích thước chắp cũng sẽ lớn dần. So với lẹo mắt, chắp mắt ít gây đau hơn trừ khi bị nhiễm trùng dạng thứ phát. Song chắp mắt thường tồn tại lâu hơn và điều trị khó khăn hơn.
Chắp mắt không phải là bệnh lý lây nhiễm như bệnh đau mắt đỏ hay lẹo mắt, ban đầu cha mẹ có thể thấy trẻ đột nhiên bị chảy nước mắt nhiều hơn. Cần cẩn thận trường hợp chắp mắt ở trẻ bị bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập khiến sưng viêm nặng hơn, kèm theo đau đớn và gây chảy mủ.
Trẻ thường đau rát và khó chịu khi bị chắp mắt( Nguồn internet)
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị chắp mắt
Nguyên nhân gây bệnh chắp mắt ở trẻ có thể là do trẻ bị nhiễm trùng tuyến dầu trong phần mi mắt, tình trạng nhiễm trùng có thể do vi khuẩn gây ra và phổ biến nhất đó là vi khuẩn Staphylococcus aureus.
Khi trẻ bị chắp mắt, thông thường sau 1 tuần sẽ tự hết nhưng nếu kéo dài đến hơn 2 tuần mà vẫn chưa hết chắp mắt thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị được kịp thời.
Nhiễm trùng tuyến dầu là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng chắp mắt ở trẻ( Nguồn internet)
3. Xử lý chắp mắt ở trẻ như thế nào?
Như đã chia sẻ ở trên, chắp mắt thường tự hết sau khoảng 1 tuần, vết sưng tự vỡ, mủ sẽ chảy ra và vết chắp sẽ biến mất theo thời gian nhưng bạn có thể “tăng tốc” quá trình hết chắp ở mắt trẻ bằng cách giữ cho mắt trẻ luôn sạch sẽ, không bị bẩn bằng những cách sau:
- Ngâm khăn vải trong nước ấm rồi vắt ráo bớt nước và đặt lên chỗ mắt trẻ, làm vài lần 1 ngày, vết chắp sẽ nhanh mềm và vỡ. Chỉ dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng vì có thể làm bỏng cho trẻ.
Lấy miếng bông sạch nhúng vào 1 ít nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% và lau lên vết sưng vài lần trong ngày để giữ cho vết chắp sạch sẽ, nhanh vỡ.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi bị chắp mắt, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay sau khi trẻ bị bệnh. Nếu để vết chắp lan rộng ra toàn bộ mi mắt trên và mí mắt dưới, có thể biến thành viêm tế bào quanh ổ mắt của trẻ, có thể gây nguy hiểm cho thị lực ở trẻ.
- Sau 1 tuần, nếu vết chắp mà không đỡ mặc dù đã chườm ấm hoặc mắt trẻ xuất hiện thêm nhiều vết chắp mới thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám kịp thời. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng thêm các loại kháng sinh.
Mẹ nên vệ sinh và nhỏ mắt cho trẻ để chắp mau khỏi ( Nguồn internet)
Để phòng tránh hiệu quả chắp mắt ở trẻ thì việc vệ sinh tránh nhiễm trùng và vi khuẩn gây bệnh là điều phụ huynh cần lưu tâm. Ngoài ra khi trẻ di chuyển trên đường nên đeo kính chắn gió, bụi để mắt luôn được thoải mái, sạch sẽ hơn, tránh những bụi bẩn và dị vật làm mắt trẻ dễ tổn thương và vi khuẩn xâm nhập. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho mình một cặp kính uy tín và chất lượng cho trẻthì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu và lựa chọn cho con mình một cặp kính phù hợp nhất nhé.
4. Ngăn ngừa chắp mắt ở trẻ như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh chắp và lẹo cho trẻ em, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Thường xuyên phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là sau khi con chơi đồ chơi hay cầm nắm đồ ăn để bé không dụi tay bẩn lên trên mắt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến luôn khiến trẻ bị chắp, lẹo hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác ở mắt.
– Nếu trẻ đủ lớn và có thể nghe hiểu, bố mẹ nên hướng dẫn và nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ nghe về việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để con hình thành thói quen giữ gìn sạch sẽ đôi bàn tay mình.
– Khi trẻ em đi ra ngoài đường hoặc nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, bố mẹ cần phải đeo kính, trùm khăn kín để bảo vệ đôi mắt cho bé.
– Nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ có dấu hiệu chảy nhiều ghèn và đỏ mắt để làm sạch sẽ. Vì nước muối sinh lý an toàn cho bé nên bố mẹ cần có thể nhỏ nhiều lần trong ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để hạn chế vi khuẩn gây chắp mắt ( Nguồn internet)
Thông qua bài viết chắp mắt ở trẻ em của Paris Miki hy vọng các phụ huynh sẽ có nhiều thông tin hữu ích. Vấn đề chắp mắt ở trẻ hầu hết không gây ảnh hưởng sức khỏe nói chung và thị lực nói riêng nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Hãy thực hiện các biện pháp cải thiện và phòng ngừa, vệ sinh sạch sẽ . Nếu không hiệu quả và tiến triển nặng hơn thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời cho trẻ.