Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ bạn cần biết
“Đôi mắt là ngọc, đôi tay là vàng”, đôi mắt giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân mỗi người. Nhiều lần không biết bảo vệ và chăm sóc đúng cách, đôi mắt của bạn rất dễ bị tổn thương và sinh ra những tật về mắt. Trong đó, tật cận thị là bệnh về mắt rất phổ biến hiện nay và gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Vậy chúng ta cần có biện pháp gì hiệu quả nhất để giúp con em của mình bảo vệ được đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày? Hãy cùng Paris Miki theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ bạn cần biết nhé!
1. Tật cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay thường gặp ở trẻ em với số lượng trẻ mắc phải ngày càng tăng. Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tình trạng mắt không có khả năng nhìn thấy các vật ở một khoảng cách nhất định. Khi bị cận thị, nhãn cầu hơi dài hơn bình thường, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Điều này làm cho hình ảnh bé nhìn thấy trở nên mờ và không rõ ràng. Từ đó, nó làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Nhất là ở lứa tuổi từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị và sẽ tăng độ cận nhanh chóng nếu như không khám chữa kịp thời do mắt phải điều tiết nhiều.
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tình trạng mắt không có khả năng nhìn thấy các vật ở một khoảng cách nhất định (nguồn internet)
2. Nguyên nhân gây tật cận thị
Các em học sinh khi bị cận thị thường gặp trở ngại trong việc nhìn xa, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày, mắt thường phải cố gắng điều tiết để thấy rõ chữ, bảng viết và mọi thứ xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ra tật cận thị là gì?
Có thể do yếu tố di truyền. Cận thị bẩm sinh do yếu tố di truyền, nếu cha mẹ bị cận thị thì con cũng dễ mắc bệnh như bố mẹ. Nếu trẻ bị cận thị bẩm sinh thì sẽ có độ cận rất cao, phát triển rất nhanh và cần phải đi khám, chữa bệnh sớm nhất có thể. Ngoài ra, việc bị cận thị còn xuất hiện từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu trẻ ngồi học sai tư thế đầu cúi quá sát với sách vở, học tập ở nơi thiếu ánh sáng là nguyên nhân cơ bản nhất dễ dẫn đến tật cận thị.
Một giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng cận thị ở trẻ, bố mẹ nên lựa cho con một chiếc kính cận phù hợp nhất. Hãy nhấn vào link https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm kiếm một gọng kính cận hay kính áp tròng vừa đẹp đẽ về kiểu dáng vừa bền bỉ về chất lượng cho con em của mình nhé!
Một trong những nguyên nhân gây ra tật cận thị ở trẻ là do ngồi học sai tư thế, đầu cúi quá sát với sách vở và sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều (nguồn internet)
Lý do chính xuất phát từ sự phát triển của đời sống công nghệ. Khi công nghệ phát triển nhanh chóng kéo theo đó là sự “lạm dụng” của con người một cách quá lớn nhất là ở lứa tuổi trẻ nhỏ.Từ đó hình thành thói quen sinh hoạt sai cách, môi trường sống và sức ép học tập ngày càng tăng cao. Cũng như thói quen xem tivi, máy tính và smartphone. Để trẻ tiếp cận công nghệ quá sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến mắt. Trẻ xem Tivi ngồi quá gần dưới 2m hoặc xem quá lâu hơn 2 giờ mỗi ngày, chơi game quá nhiều trên các thiết bị điện tử liên tục và sử dụng thiết bị công nghệ trong môi trường thiếu ánh sáng là nguyên nhân chính gây nên bệnh cận thị học đường hiện nay.
3. Biểu hiện của cận thị ở trẻ
Bệnh cận thị đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội.Theo các thống kê khác nhau tại một số trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có số học sinh đeo kính cận chiếm gần 50% trên tổng số học sinh của lớp. Đây là tình trạng đáng báo động và ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai sau này của trẻ. Nếu bị cận thị, trẻ thường có biểu hiện ban đầu là bị mỏi mắt, căng mắt, nhức đầu. Khi đọc sách có cảm giác khó chịu, phải lại gần mới nhìn rõ và không nhìn thấy vật ở xa.
Nếu bị cận thị, trẻ thường có biểu hiện ban đầu là bị mỏi mắt, căng mắt, nhức đầu và liên tục dụi mắt sau khi làm việc trong khoảng thời gian dài (nguồn internet)
Cận thị thường không có những dấu hiệu cụ thể và rõ rệt nên khi trẻ bị cận thị sẽ không hiểu rõ về nó và không báo lại với người lớn làm cho việc tăng độ trở nên nhanh chóng. Vì thế, đến khi bố mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng hơn ban đầu. Việc thường xuyên chú ý đến biểu hiện của trẻ là điều mà bố mẹ nên quan tâm mỗi ngày để phát hiện kịp thời tật cận thị ở trẻ. Nếu con có những biểu hiện dưới đây thì cần đưa để các bệnh viện chuyên khoa về mắt để khám và chẩn đoán điều trị kịp thời:
- Thường đọc sách trong khoảng cách gần hơn bình thường, ngồi gần tivi, dùng thiết bị công nghệ ở phạm vi gần với mắt.
- Nheo mắt khi nhìn những vật ở xa.
- Có cảm giác nhức đầu,mỏi mắt khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài.
- Liên tục chớp mắt và dụi mắt sau khi nhìn một vật hay làm việc trong khoảng thời gian dài.
4. Cận thị có tác hại như thế nào?
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là giác quan có giá trị quan trọng nhất của cơ thể, thông tin trẻ thu thập được từ thế giới xung quanh 90% là nhờ vào đôi mắt. Đôi mắt quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách giữ gìn và chăm sóc đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày. Đặc biệt là các em nhỏ, khi mắt bị tổn thương rất dễ sinh ra tật cận thị. Vậy cận thị có tác hại như thế nào?
Cận thị sẽ làm cho mắt không nhìn thấy vật ở xa, hình ảnh sẽ trở nên bị mờ, nhoè đi, không nhìn rõ. Từ đó, tật cận thị sẽ hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh, học tập, vui chơi giải trí sẽ bị bó hẹp lại. Những hoạt động thể thao, nâng cao sức khoẻ cũng bị hạn chế tham gia, hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày và kết quả học tập cũng không được như mong muốn. Khi lớn lên, muốn kiếm tìm một công việc không đề cập đến sức khỏe về mắt thật không phải dễ dàng. Đa số mọi ngành nghề đều cần một đôi mắt sáng khỏe. Vì thế, nếu muốn lựa chọn ngành nghề theo sở thích thì bạn cần bỏ ra một số tiền khá lớn để điều trị cho đôi mắt của mình.
Cận thị sẽ làm cho mắt không nhìn thấy vật ở xa, hình ảnh sẽ trở nên bị mờ, nhoè đi, không nhìn rõ và hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ (nguồn internet)
Ngoài vấn đề về sức khỏe, cận thị còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của trẻ. Nhiều em học sinh phải “bất đắc dĩ” đeo những cặp kính to, nặng và không phù hợp với khuôn mặt của mình. Nếu không đeo kính thường xuyên thì sẽ làm độ cận càng tăng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng thoái hóa sắc tố võng mạc, bong võng mạc gây nên mù lòa. Vì thế, trẻ bị cận phải “sống chung” với những cặp kính cận để bảo đảm tốt cho sức khoẻ của mắt.
5. Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ
Trong những năm gần đây, tật cận thị ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Vì thế, bố mẹ cần quan tâm đến con trẻ nhiều hơn đồng thời có những biện pháp phòng tránh phù hợp để làm giảm nguy cơ bị cận thị. Cùng Paris Miki tiếp tục theo dõi trang viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
5. 1. Đảm bảo ánh sáng thích hợp cho trẻ
Ánh sáng rất quan trọng. Thiếu ánh sáng sẽ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, các bộ phận khác hoạt động không đúng năng suất của mình. Mắt khi thiếu ánh sáng sẽ dễ bị giảm tuổi thọ, dễ bị cận thị nhanh chóng. Đồng thời, khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, nhìn mọi vật bị nhoè, mờ đi. Vì thế, đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp sẽ giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày.
2. Dạy con đảm bảo đúng khoảng cách từ mắt đến trang sách
Một việc bố mẹ cần làm là bố trí chế độ học tập của con hợp lý, dạy con đảm bảo đúng khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy khoảng 30 – 50cm. Ngồi học theo tư thế ngay ngắn, thẳng lưng,không nghiêng đầu khi viết và không nằm, quỳ để đọc sách hay viết bài, không vừa ăn vừa xem sách báo.
Dạy con đảm bảo đúng khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy khoảng 30 – 50cm (nguồn internet)
3. Kiểm tra thị lực định kỳ
Kiểm tra thị lực định kỳ là yếu tố giúp đảm bảo sức khoẻ của đôi mắt một cách tốt nhất. Trẻ nên được kiểm tra ít nhất một năm một lần để theo dõi sự phát triển thích hợp của thị giác. Mắt bị tổn thương không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trạng làm mắt trở nặng hơn, có thể gây mù loà trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt từ 6-9 tuổi. Chính vì thế, thời điểm tốt nhất để kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Nếu con bạn có biểu hiện gì về tật cận thị thì nên đưa con đi khám để kiểm tra thị lực, để tránh làm tình trạng bị trở nặng thêm.
4. Hạn chế thời gian xem ti vi
Xem những thiết bị công nghệ nhiều sẽ làm cho mắt bị tổn thương rất nhiều và làm giảm tuổi thọ nhanh chóng. Trung bình mỗi ngày chỉ nên cho trẻ sử dụng tivi, máy tính, smartphone 1 tiếng đồng hồ. Xem tivi với khoảng cách tối thiểu 2m, ngồi cách màn hình máy tính khoảng 50cm và trang bị thêm một miếng kính chống cận thị trước màn hình, điều chỉnh ánh sáng màn hình thích hợp để mắt được điều tiết tốt nhất. Nếu con bị các tật khúc xạ về mắt thì nên cho con đeo kính khi xem.
Hạn chế thời gian xem tivi để tránh làm cho mắt bị tổn thương rất nhiều và làm giảm tuổi thọ nhanh chóng (nguồn internet)
5. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để mắt bé được thư giãn, hạn chế việc sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều gây ảnh hưởng đến mắt.
6. Dạy trẻ những việc giúp mắt nghỉ ngơi hợp lý
Nếu để mắt làm việc, học tập trong thời gian 20’ thì nên dừng lại để cho mắt nghỉ ngơi trong 2 phút, hay đứng lên và đi vài vòng để mắt được thư giãn. Nếu cảm thấy bị đau đầu, mắt nhìn mọi vật hơi bị nhoè đi thì trẻ nên cho mắt nghỉ ngơi lâu một chút nữa. Trong ngày, cha mẹ dạy trẻ giúp cho mắt khỏe bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng, đầy đủ ánh sáng. Chớp mắt cũng là một động tác sinh lý nên biết và luyện tập. Bởi nó giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt.
7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống mỗi ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đôi mắt. Vì thế, bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để có đôi mắt khỏe mạnh. Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, Caroten, Vitamin B1 và Niacin (Niacin), vitamin B2, selen, photpho, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá sẽ tăng cường sức khỏe cho mắt, phòng tránh các bệnh về mắt và giúp mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống hợp lý mỗi ngày để đôi mắt luôn sáng khỏe (nguồn internet)
Đôi mắt thật sự có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Vì thế, việc bảo vệ đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày là điều mà ai cũng cần làm thường xuyên. Nếu không “nâng niu” và bảo vệ, mắt sẽ dễ bị tổn thương và sinh ra các tật khúc xạ. Phổ biến nhất là tật cận thị, xuất hiện nhiều ở lứa tuổi học sinh. Trên đây là Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ mà Paris Miki đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những nguồn thông tin này, bố mẹ sẽ có nhiều kiến thức hơn về tật cận thị cùng với nhiều biện pháp tốt nhất để phòng tránh tật cận thị cho con em của mình.