Bệnh viêm nội nhãn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Viêm nội nhãn là bệnh lý về mắt mà bất cứ ai cũng sẽ có nguy cơ gặp phải. Bệnh có thể phục hồi nếu được phát hiện sớm và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về viêm nội nhãn trong bài viết dưới đây của Paris Miki để có thể bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe đôi mắt của mình nhé!
1. Viêm nội nhãn là bệnh gì?
Viêm nội nhãn là những phản ứng viêm trong mắt gây ra bởi quá trình nhiễm khuẩn hay chấn thương các tổ chức, mô trong nhãn cầu.
Viêm nội nhãn là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô ở bên trong mắt. Bệnh thường xuất hiện do quá trình nhiễm trùng bởi vi khuẩn (ví dụ như Staphylococcus, Streptococcus, vi khuẩn Gram âm) hoặc là nấm (ví dụ như Candida, Aspergillus).
Bệnh viêm nội nhãn hiếm khi được gây ra bởi các loại virus (herpes simplex hoặc herpes zoster) hoặc các động vật nguyên sinh (ví dụ như Toxocara, Toxoplasma). Bệnh viêm nội nhãn vô trùng (không nhiễm trùng) có thể do các phản ứng đối với những mảnh kính còn lại trong mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc khi thuốc tiêm vào mắt.
Viêm nội nhãn là bệnh về mắt thường gặp ( Nguồn internet)
2. Triệu chứng của viêm nội nhãn
Khi gặp phải vấn đề viêm nội nhãn, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:
- Nhìn mờ hoặc mất dần thị lực.
- Có cảm giác nhức, kích thích ở vùng mắt.
- Đỏ mắt, sưng phù nề xung quanh mắt.
- Đau đầu thường kéo dài. Các cơn đau đầu hay xu hướng đau hơn khi về đêm hoặc rạng sáng.
Khi khám, các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể phát hiện với các dấu hiệu đi kèm như xuất hiện các khối mủ trắng trên võng mạc, giác mạc phù nề, mi sưng tấy hoặc có viêm dịch kính,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng như mệt mỏi, chán ăn không rõ nguyên nhân, sốt hay mất ngủ,…
Hình ảnh của mắt khi gặp vấn đề viêm nội nhãn ( Nguồn internet)
3. Chẩn đoán bệnh
Bệnh viêm nội nhãn có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về thị lực cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ xem xét những triệu chứng, hỏi về bệnh sử, đặc biệt là quy trình phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt nào đã từng trải qua.
Dùng kính soi vào đáy mắt để nhìn vào bên trong, hoặc áp dụng phương pháp siêu âm mắt để kiểm tra xem là có các mảnh vỡ bất thường nào nằm ở trung tâm của mắt hay không.
Các bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị thủ thuật đó là cắt dịch kính, gây tê mắt, sử dụng kim nhỏ để rút dịch ở trong phale thể. Sau đó xét nghiệm trong dịch này có chứa vi khuẩn hay những sinh vật khác hay không.
Siêu âm mắt để phát hiện sớm viêm nội nhãn ( Nguồn internet)
Bệnh viêm nội nhãn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày . Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của viêm viêm nội nhãn thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó khi ra ngoài nắng chúng ta nên đeo kính râm nhằm hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho mình những cặp kính phù hợp cho mình nhé!
4. Phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị bệnh viêm nội nhãn triệt để và hiệu quả cần xác định được chính xác nguyên nhân.
Nếu bệnh do nhiễm trùng, có thể điều trị tùy chọn sẽ bao gồm một hoặc nhiều bước sau:
Kháng sinh nội nhãn:
Thuốc kháng sinh sẽ được tiêm trực tiếp vào mắt bị nhiễm bệnh. Thông thường, bác sĩ có thể loại bỏ một ít dịch kính và nhường chỗ cho kháng sinh.
Tiêm trực tiếp kháng sinh vào mắt bị nhiễm bệnh ( Nguồn internet)
Corticosteroid : Bác sĩ có thể tiêm chất corticosteroid vào mắt để làm giảm viêm và giúp mau lành hơn.
Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch : Bác sĩ có thể tiêm kháng sinh vào vùng tĩnh mạch đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng thể nặng.
Cắt dịch kính : Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt dịch kính để loại bỏ một phần dịch kính bên mắt bị nhiễm và thay thế bằng nước muối vô trùng hoặc một loại dịch có khả năng tương thích. Thủ thuật này hay được áp dụng nếu bạn bị mất thị lực nghiêm trọng đến mức gần như là bị mù.
Nếu bệnh do nhiễm nấm các bác sĩ thường tiêm thuốc kháng nấm vào mắt nhiễm bệnh hoặc tiêm vào đường tĩnh mạch, hoặc có thể uống bằng đường miệng.
Phẫu thuật cắt dịch kính để loại bỏ một phần dịch kính bên mắt bị nhiễm ( Nguồn internet)
5. Phòng ngừa viêm nội nhãn
Để hạn chế tốt nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát hay làm giảm những ảnh hưởng của bệnh lý, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề sau:
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra được tình trạng mắt của mình. Tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự tư vấn chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
- Với người sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật về mắt, bạn nên thực hiện các phương pháp chăm sóc đã được bác sĩ chỉ định ở trước đó.
- Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cho thấy tình trạng bệnh lý là nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng thực hiện các thăm khám kịp thời.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho đôi mắt của mình.
- Để hạn chế tình trạng viêm do chấn thương hoặc tác động bên ngoài, bạn cần sử dụng kính bảo hộ khi làm việc. Đặc biệt là với môi trường làm việc có chứa nhiều yếu tố nguy cơ cao như bụi bẩn, chất độc hại hay môi trường bị ô nhiễm,…
Thường xuyên thăm khám để biết được các vấn đề về mắt và điều trị kịp thời ( Nguồn internet)
Viêm nội nhãn là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên thực hiện việc thăm khám từ các bác sĩ chuy để xác định chính xác tình trạng mắt của mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một địa chỉ để thăm khám uy tín và chất lượng cũng là điều người bệnh cần quan tâm. Trên đây là chia sẻ của Paris Miki về bệnh viêm nội nhãn là gì? Hy vọng các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi chăm sóc đôi mắt của mình để đảm bảo tốt nhất.